24.2.12

Xóm Gạo Lứt [báo chí]


(Liên Hoa - XomGaoLut.info) Cách địa đạo Củ Chi 6 km, qua cầu Bến Súc quẹo phải tại Trường tiểu học Thanh Tuyền (ấp Rạch Kiến, xã Thanh Tuyền, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương) là đến trung tâm “xóm gạo lứt sống vui”. Ở đây, có nhiều người ăn gạo lứt và trồng các sản phẩm rau an toàn cung cấp cho bữa ăn. Xóm hình thành trên 10 năm nay và được khách du lịch Thành phố Hồ Chí Minh và Việt kiều Úc, Mỹ... biết đến trong vài năm trở lại đây.

Cứ vào ngày rằm là bà Hai To, bà Ba, ba Năm, bà Tư Quán, bà Bảy Lọt... tụ họp về để cùng nấu ăn, ai có gì mang nấy. Người thì đem gạo lứt, người thì đem bún khô, tương, các loại rau quả (rau má, bầu, bí, đậu đỏ, mè, hạt sen...). Cuộc sống của họ rất chân tình, lạc quan, vui vẻ và gặp nhau thường Iàm thơ ca ngợi về hạt gạo lứt. 

xóm gạo lứt, báo chí, xóm gạo lứt sống vui, ăn gạo lứt muối mèKhởi xướng phong trào này là bà Tư Quán (Nguyễn Thị Quán). Theo bà thì vào năm 1997 Trung tâm Ung Bướu Tp.HCM cho biết bà bị ung thư vú và cổ tử cung. Do hoàn cảnh khó khăn, điều trị tốn kém, khi trở về quê nhà bà được anh Trần Thanh Phong, ấp Bưng Còng, xã Thanh Tuyền, tỉnh Bình Dương tặng cho quyển sách Ăn cơm gạo lứt muối mè” của tác giả Ngô Thanh Nhân. 


Bà Tư đã đọc sách, tìm đến hỏi thăm thêm những người đã ăn gạo lứt, sau đó bà Tư quyết định điều trị bệnh bằng bài thuốc gạo lứt. Lúc đầu, mới ăn gạo lứt bà bị “tuột” cân, xanh xao, nhức mỏi và mệt từng cơn... Nhưng bà Tư quyết chí chữa bệnh nên đã kiên trì thực hiện, thức ăn chính của bà luôn là hạt gạo lứt. Gạo được nấu bằng bếp củi hoặc chưng nồi áp suất, rang mè vừa chín nghiền nhuyễn và trộn muối hầm. Ăn nhai kỹ và không há miệng, áp gừng và môn phụ trợ đúng theo sách hướng dẫn... 

Đến nay đã hơn 13 năm, “”nhờ” bài thuốc gạo lứt muối mè mà bà Tư vẫn sống khỏe, hàng ngày vẫn ăn gạo lứt muối mè và một số loại rau quả, uống trà xanh, trà đậu đỏ, trà gừng... tự trồng. Bà Tư cho biết, rất ít khi ăn gạo trắng.
 
Theo ý kiến của bà Tư Quán, bà Hai To, ăn gạo lứt muối mè còn phụ thuộc vào nghị lực, niềm tin với phương pháp này. Với lại, nguồn thực phẩm phải an toàn, không phun thuốc và ít bón phân. Mới ban đầu, trong xóm xì xầm lời ra tiếng vào khen chê đủ điều. Nhưng sau khi bà Ba, bà Năm Thơ, bà Bảy Lợt bị bệnh ăn đều giảm bệnh... thì lời xầm xì mới thôi.

xóm gạo lứt, báo chí, xóm gạo lứt sống vui

Vào năm 2000, anh Vũ Huy Thuần ở Tp Hồ Chí Minh đã tìm hiểu một số người ăn gạo lứt ở xã Thanh Tuyền, tỉnh Bình Dương. Sau đó anh Thuần chuyển về đây sinh sống. 2 năm nay anh còn thành lập cơ sở bán đồ dưỡng sinh. Nguồn gạo mà anh Thuần có được chủ yếu là lúa mùa có tên Mẫn Đỏ (6 tháng) do dân ở đây trồng, thường ít bón phân và thuốc BVTV. Các loại thực phẩm khác: sen, trà xanh, đậu đỏ, mè, tương miso, ô mai muối đều do bà con “xóm sống vui” tự trồng và chế biến.

“Xóm gạo lứt sống vui” - cái tên do nhiều người ăn gạo lứt ở đây đặt thật đúng với nghĩa của nó. Bởi ngoài những nhân vật có tên nêu trên ăn theo phương pháp dưỡng sinh, thì các hộ xung quanh cũng thưởng sử dụng gạo lứt thay gạo trắng, dùng bột gạo lứt uống bổ sung hàng ngày, hay chế biến nhiều món ăn từ gạo lứt như bánh đa, bánh bèo, bánh xèo...



Bài và ảnh: Liên Hoa
Nguồn: Báo Khoa Học Phổ Thông (2010)



---o0o---


***Ghi chú của Dạ Lai Hương
Phóng viên viết bài này là chị Liên Hoa. Trong quá trình thu nhập thông tin thì chị đã có cơ hội tiếp xúc với nhiều anh chị em Thực Dưỡng cũng như đào sâu thêm những hiểu biết về giáo lý Nhà Phật. Theo thông tin mới nhất mà d.l.h được biết thì hiện tại (2012) chị Liên Hoa đã Quy Y cửa Phật và trở thành một sư cô.

No comments:

Post a Comment