20.2.12

Tân Dưỡng Sinh [cần đọc]


(Dạ Lai Hương - XomGaoLut.info) Trong tháng 2, tôi được tặng một cuốn sách Thực Dưỡng. Đây không phải là một tác phẩm mới mà là được tái bản và chỉnh sửa, biên tập lại một số nội dung mới. Có thể nói với một người không có nhiều kiến thức về Thực Dưỡng như tôi thì tài liệu này thật sự rất quý báu. 3 năm gần đây, tôi đã có điều kiện được tham khảo rất nhiều tài liệu Thực Dưỡng trong cũng như ngoài nước.

Và tôi đã có tâm nguyện chuyển dịch một số sách được viết nghiêm túc, lời văn giản dị, rõ ràng, đúc kết từ nhiều công trình thực nghiệm. Ước muốn là vậy nhưng tôi cũng tự nhận ra khả năng hạn hẹp của mình nhất là vốn từ về ngành Nông Nghiệp cũng như vốn hiểu biết của mình về đời sống của người làm nông. Vì vậy cho nên tôi chỉ còn biết tìm tới với những tác giả uy tín trong nước. Và quả thật là tôi luôn thán phục trước những ấn phẩm của Nhà Oshawa mà rõ hơn là chú Ngô Ánh Tuyết. Tôi chưa từng thấy ai có được cách làm sách cẩn trọng, chú giải đầy đủ, biên tập kỹ càng như chú...

Vì vậy, hôm nay tôi rất hân hoan giới thiệu đến bạn tập sách:
Phương Pháp Tân Dưỡng Sinh 
Thực Dưỡng Macrobiotics 
Hồi Xuân và Sống Thọ. 

tân dưỡng sinh, ngô ánh tuyết, xóm gạo lứt, ohsawa, Thực Dưỡng Macrobiotics Hồi Xuân và Sống Thọ

Nếu bạn đang chập chững đi vào con đường Thực Dưỡng hay là bạn đang muốn giảm thiểu việc tiêu thụ các thực phẩm từ động vật mà thắc mắc không biết làm sao để giữ gìn sức khỏe thì cuốn sách dành cho bạn...

Tôi xin trích đăng 2 bài trong sách để bạn tiện nắm bắt.
Đó là bài chế độ ăn Thực Dưỡng mẫu tại Việt Nam. Và cách xếp loại thực phẩm. Thông tin thêm về sách bạn có thể đọc tại SachKhaiTam.com

Phương Pháp Tân Dưỡng Sinh 
Một cuốn sách hay vừa được tái bản
Nếu bạn muốn mua sách thì có thể liên hệ đến Nhà Oshawa
390 Điện Biên Phủ P17 Q Bình Thạnh. Hoặc nếu bạn ở xa thì có thể mua sách trực tiếp tại SachKhaiTam.com

Thân ái,
Dạ Lai Hương
20 tháng 2, 2012

~~~ 

::::THỰC ĐƠN MẪU VIỆT NAM::::
 

Thứ Hai:
- Sáng: Bánh tráng gạo lứt phết bơ mè, hoặc bột gạo lứt. hoặc sữa thảo mộc; cà phê thực dưỡng, hoặc xôi muối mè, hoặc củ khoai. Uống nước chín hoặc trà xanh ba năm; trà gạo lứt.
- Trưa: Cơm gạo lứt muối mè, rau củ hấp hoặc xào. Chút trái cây tráng miệng (không bắt buộc). Thức uống nước chín hoặc trà xanh ba năm; trà gạo lứt.
- Chiều: Cơm gạo lứt, rau xanh xào hoặc luộc chấm tương, bí đỏ hấp hoặc xào. Thức uống như bữa sáng. 

Thứ ba:
-Sáng: như bữa sáng thứ Hai.
-Trưa: Cơm gạo lứt muối mè, cải xoong xào. Tráng miệng và thức uống như trưa thứ Hai.

Thứ Tư:
-Sáng: như sáng thứ Hai, hoặc cháo gạo lứt (có đậu hoặc không; có thể nấu từ tối thứ Ba). Thức uống như sáng thứ Hai.
-Trưa: Cơm gạo lứt muối mè, hoặc hủ tíu lứt chan nước lèo rau củ. Tráng miệng và thút uống như trưa thứ Hai.
-Chiều: Cơm hoặc cháo gạo lứt muối mè, rau cải luộc chấm tương, bí đỏ hấp hoặc xào. Thức uống như bữa sáng.

Thứ Năm:
-Sáng: Như sáng thứ Hai.
-Trưa: Cơm gạo lứt muối mè, xúp rau củ nêm tương đặc, rau xanh xào. Tráng miệng và thức uống như trưa thứ Hai.
-Chiều: Cơm gạo lứt, rau củ luộc hoặc hấp chấm tương. Thức uống như bữa trưa.

Thứ Sáu:
- Sáng: như bữa sáng thứ Hai.
- Trưa: Cơm gạo lứt muối mề, rau củ lăn bột chiên. Tráng miệng và thức uống như trưa thứ Hai.
- Chiều: Cơm gạo lứt muối mè, rau củ luộc hoặc hấp. Thức uống như bữa trưa. 

Thứ bảy:
- Sáng: Như bữa thứ Hai.
- Trưa: Cơm gạo lứt chiên, rau củ xào. Tráng miệng và thức uống như trưa thứ Hai.
- Chiều: Cơm gạo lứt muối mè, rau củ kho. Thức uống như bữa sáng.


Chủ Nhật:
- Sáng: Hủ tíu lứt chan nước lèo rau củ, hoặc cháo gạo lứt nấu với đậu và rau củ. Thức uống như sáng thứ Hai.
- Trưa: Bánh xèo hoặc bánh bèo gạo lứt nhân chay hoặc nhân mặn. Bánh trái làm đặc biệt tráng miệng. (Nếu đi du ngoạn thì làm cơm lứt vắt ăn với muối mè, đậu phụ kho, hoặc tôm rim, cá kho khô đem theo). Thức uống như trưa thứ Hai.
- Chiều: Cơm gạo lứt muối mè, rau củ trộn chay hoặc mặn. Thức uống như trưa thứ Hai. (Có thể thêm món chè ngọt nấu với đường thô đen, vàng nguyên chất).

Chú ý:
- Ngày Chủ nhật có thể nhịn ăn buổi chiều hoặc cả ngày nếu thấy cần thiết.
- Hằng ngày có thể thêm món cá hoặc thỉnh thoảng dùng đôi chút thịt nếu thích và sức khỏe cho phép.

Phương Pháp Tân Dưỡng Sinh, Thực Dưỡng Marctobiotics hồi xuân và sống thọ, sách Khai Tâm, xóm gạo lứt


::::XẾP LOẠI THỰC PHẨM::::


Đối với phần đông loài người, hạt cốc phải được xem là thức ăn chính, thức ăn căn bản nên dùng mỗi bữa; còn các loại khác đều là thức ăn phụ nên dùng ít hơn hạt cốc, có một số loại chỉ được ăn rất ít, thỉnh thoảng mới dùng; hoặc cần kiêng cữ trong vài trường hợp. 

Căn cứ vào đó, chúng ta có thể lập một thực đơn cho mình như sau:

- Hạt cốc luôn luôn được dùng làm thức ăn căn bản, chiếm số lớn khẩu phần, tối thiểu trên 50% toàn bữa (còn lại là thức ăn phụ).
- Rau củ kể cả đậu hạt (đỗ) và rong biển là thức ăn bổ sung cho hạt cốc, chiếm phần ít hơn và có thể đổi món từng bữa.
- Cá và các loài thủy hải sản dùng ít hơn và ít thường xuyên hơn rau củ.
- Thịt, sữa thú, trái cây (quả) và các loại khác chỉ lâu lâu mới dùng với số lượng rất ít. Trong trường hợp bệnh nên kiêng cữ.

Vả lại, mỗi loại đều mang một tính chất (tỷ lệ, độ số) Âm Dương khác nhau; do đó, có thể sắp xếp thức ăn theo thứ tự tương đối từ Âm (hơn) (có ký hiệu ) đến Dương (hơn) (có ký hiệu ) như sau:

- rượu - nước - trái cây - sữa - rong biển - 
rau củ - đậu - Hạt Cốc - cá - thịt - trứng -

Trong số này, hạt cốc lứt được xem là thức ăn quân bình thích hợp với cơ thể con người; còn các loại thực phẩm khác đều Âm hơn hoặc Dương hơn. Khi dùng, nên chọn những thứ nằm gần hạt cốc hoặc ở giữa hai cực Âm và Dương, ngoại trừ vài trường hợp đặc biệt phải chọn khác đi. Đây là điểm quân bình rất tinh tế mà ở đó người ta mới có thể đạt được sức khỏe và hạnh phúc to lớn nhất.

Có điều không thể không nhấn mạnh là sống theo phương pháp Thực Dưỡng không phải là khép mình cứng nhắc vào một khuôn khổ giới luật khổ hạnh. Muốn duy trì một trạng thái quân bình lành mạnh trong đời sống hằng ngày, mỗi cá nhân phải có khả năng thích nghi và hiểu biết những ảnh hưởng thường xuyên biến đổi của nhiều yếu tố. Điều này làm cho cuộc sống vốn khỏe mạnh, hạnh phúc càng thêm năng động, hứng thú.

Bởi vậy, cần biết mọi thực phẩm thiên nhiên, dù là Âm hay Dương, tự thân chúng vốn không tốt không xấu, mà tốt hay xấu là do cách sử dụng chúng có đúng nguyên tắc quân bình Âm Dương hay không.

Tùy theo tình trạng khí hậu nơi đang sống và cách thức hoạt động, công việc đang làm, bạn quyết định mình cần ăn uống thứ gì và ăn uống ra sao. Rồi một khi mức hiểu biết về Trật Tự Vũ Trụ gia tăng, bạn sẽ phải lưu tâm xem xét thêm những yếu tố khác như nơi sinh trưởng, tình trạng thể chất bẩm sinh và sức khỏe hiện thời, mùa màng thời tiết, v.v... Thí dụ người sống trong khí hậu hoặc thời tiết lạnh hoặc trong môi trường hàn đới và ôn đới nên dùng những món Dương hơn những món cần cho người sống trong khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt đới hoặc thời tiết nóng. 

Người lao động chân tay có thể ăn uống Âm hơn những người suốt ngày ngồi văn phòng. Mọi thứ đều được định đoạt theo từng mỗi cá nhân, vì không có một khuôn mẫu qui định nào có thể bao quát mọi khác biệt vốn có giữa người này và người khác.

Tuy nhiên, cũng nên lưu ý Dương hơn không có nghĩa là khẩu phần gồm nhiều thịt cá và muối; cũng như Âm hơn không ám chỉ nên ăn phần lớn trái cây và đường. Điều tất yếu cần nhớ hạt cốc phải luôn luôn là món căn bản của bữa ăn hằng ngày.

Âm và Dương luôn luôn hiện diện trong mọi sự mọi vật. Căn bản thì hạt gạo lứt đỏ và gạo hạt ngắn, gạo (nấu thành cơm) bùi là Dương hơn hạt gạo lứt trắng và gạo hạt dài, gạo (cơm) dẻo. Nhưng so sánh các giống gạo thì có giống gạo này Dương hơn hoặc Âm hơn giống gạo kia. Để có quyết định sau cùng, cần xét qua ít ra ba yếu tố:


1. Gạo được trồng trọt ra sao? 
(Thí dụ giống ngắn ngày hoặc dài ngày? Trồng tự nhiên hay có bón phân? Trồng đất khô hoặc ở ruộng nước?)

2. Trồng trong khí hậu, mùa tiết nào? 
(Thí dụ vụ Đông Xuân hay Hè Thu? 
Trồng ở vùng cao hay đồng bằng?)

3. Kích cỡ, hình thể, hàm lượng nước, màu sắc của hạt gạo? 
(thí dụ gạo hạt tròn hay hạt dài? 
vỏ cám trơn bóng hay sần sùi?
 Âm hay khô? Màu đậm hay nhạt?).



Rõ ràng điều tối quan trọng là phải nhận thức được rằng muốn có sức khỏe và hạnh phúc tuyệt vời thì mỗi cá nhân cần:

1. Học tập để hiểu được Trật Tự của Vũ Trụ mà trong đó mình là một phần tử.
2. Tìm cách hiểu rõ chính mình và những phản ứng của bản thân đối với hoàn cảnh chung quanh.
3. Suy ngẫm, suy ngẫm và luôn luôn suy ngẫm.


::Nguồn: Phương Pháp Tân Dưỡng Sinh 
::Dịch Giả: Anh Minh Ngô Thành Nhân, Ngạn Ôn, Ngô Ánh Tuyết 
::Ảnh: Internet

1 comment:

  1. Thơ Bùi Giáng: Ohsawa
    Kể từ gạo lứt muối mè
    Dưa chua cải muối đi về kỷ nguyên
    Mở đầu cách mệnh cường kiên
    Ohsawa chữa bệnh điên thật tài
    Tôi từ tiếp nhận lai rai
    Thuần thanh cảnh giới quai nhai dị thường
    Biến hình biến thể phi dương
    Xuân hương xuân sắc xuân hường bốc cao
    A đầu tỳ tử hoàng mao
    Du dương tài điệu thơ dào dạt dâng
    Đôi lời ngỏ với lý lân
    Mừng xuân muôn dặm tử phần tái sinh.
    (trích sách "VUI KHỎE ĐƯỜNG TU" của Ngô Ánh Tuyết, Nxb. Văn hóa Sài gòn 2008)

    ReplyDelete