(Dạ Lai Hương - XomGaoLut.info) Từ khi mắc bệnh nan y và không thể tìm ra một phương cách để chữa bệnh theo Tây Y, dì Hai đã chuyển sang ăn uống theo đường hướng Thực Dưỡng. Kể từ ngày đó, dì vẫn sống vui khỏe và dọn về ở tại Xóm Gạo Lứt. Rồi dì bắt đầu học chữ và lại còn làm thơ kể về những trải nghiệm của mình khi sống một đời sống có ý thức...
Ai ăn gạo lứt muối mè
~~Ghi chú của Dạ Lai Hương:
Phải chăng là để đối lại với "ngọt ngào củ rau" ở vế sau?
Tình thương đạm bạc cũng có thể là những cảm tình giữa người với nhau đôi khi không bằng sự ngọt ngào trong rau củ. Có thể là dì Hai đã trải qua nhiều thăng trầm và không thấy có hạnh phúc trong đời sống của mình. Để rồi khi bắt đầu ăn chay, bắt đầu thực tập nhai kỹ thì dì mới nhận diện được hạnh phúc. Sự ngọt ngào mà mình tìm kiếm nó nằm trong rau củ, nó nằm trong chén cơm của mình. Mình đã trải qua một đời sống thật dài. Và mình đã tìm kiếm hạnh phúc ở bên ngoài mình. Nhưng mình không thấy gì cả. Mình chỉ tiếp nhận những "tình thương đạm bạc". Nhưng rồi khi mình trở về với tự thân, ăn một chén cơm có ý thức, nhai một đọt rau trong ý thức thì sự nhai kỹ đó giúp cho mình nhận diện được hạnh phúc đang có mặt. Mình có khả năng làm ra sự ngọt ngào. Sự ngọt ngào đó nằm ở trong chính mình. Và khi mình nhai kỹ, mình sống chậm, mình tiêu thụ một cách có ý thức thì mình thấy có hạnh phúc...
Tịnh Độ ở tại thân mình.
Khi mình còn nhai cơm được thì mình có khả năng tiếp nhận sự sống từ cỏ cây, các loại thực vật để nuôi dưỡng cơ thể. Vì vậy, mình còn nhai được, mình còn có răng để mà nhai thì đó là một điều kiện của hạnh phúc. Mình còn có răng để mà ăn, cơ thể mình còn khỏe, mình còn có thể đi bằng hai chân, mình còn có khả năng tự nấu ăn thì mình đang sống trong thiên đàng. Mình không phải mơ tưởng, tìm cầu về một cõi xa xôi nào đó. Khi thân thể ta mạnh khỏe, ta sống trong thiên đàng. Nhưng rồi khi ta ăn uống, sinh hoạt không điều độ, thân ta sẽ đau, tâm ta sẽ yếu. Ta chỉ có thể nằm một chỗ, không đi đâu được. Khi ta bệnh, những tình cảm tiêu cực phủ kín, nặng trĩu tâm hồn ta. Ta không còn niềm vui được sống. Ta đánh rơi thiên đàng. Ta phải rời xa thiên đàng. Đó là những cái thấy của dì Hai.
Nếu mình tiêu thụ thực phẩm không có ý thức, mình đưa vào thân tâm những dưỡng chất không lành thì mình sẽ rời xa thiên đàng. Để thân đau bệnh ta xa thiên đàng.
"Ráng ăn" có nghĩa là mình phải nỗ lực thực tập ăn uống một cách có tỉnh thức. Mình phải ăn như thế nào để cảm nhận được chất ngọt trong cơm, trong rau củ. Mình phải nhai thật kỹ như thế nào để có thể tận hưởng được niềm vui sống. Mình nhất quyết là không ăn nhanh cho xong. Mình nhất quyết là không bàn chuyện thế sự trong khi ăn. Chỉ có ăn trong tĩnh lặng, ăn trong ý thức thì mới tiếp nhận được những nguồn năng lượng lành trong thức ăn và môi trường xung quanh.
"Một đời bệnh đau" là nói về một sự thật trong đời người. Ai cũng sẽ phải bệnh. Ai cũng sẽ phải đau. Đó là một sự thật. Không thể tránh khỏi. Dù cho mình có sống lành mạnh, mình có tiêu thụ có ý thức như thế nào đi nữa thì cũng sẽ lúc, có một giai đoạn mình đau yếu. Chống lại bệnh tật là một điều không thể. Cơ thể của con người chịu sự chi phối của thiên nhiên vạn vật. Và vì vậy cho nên tất cả rồi cũng sẽ phải đi đến giai đoạn tàn hoại. Không có gì là có thể tồn tại mãi được. Sự khỏe mạnh của cơ thể mình cũng như vậy. Cho nên mình phải "ráng ăn", mình phải nỗ lực ăn uống một cách có ý thức. Mình phải nhai chậm, nhai kỹ từng miếng ăn. Mình phải sống như thế nào để có thể giảm thiểu đưa vào thân và tâm những thức ăn không lành mạnh. Có như vậy thì mình mới có thể đi "hết một đời khổ đau" một cách thảnh thơi được. Một khi mình đã có ý thức về chuyện ăn uống, mình đã biết tìm tới những thức ăn lành thì bệnh tật (một điều không thể tránh khỏi) sẽ đến với mình trong một mức độ nhẹ nhàng.
Bởi vì mình đã ăn uống một cách có ý thức cho nên khi có dấu hiệu tật bệnh là mình có thể nhận ra. Mình thay đổi cách ăn của mình ngay lập tức. Và vì vậy cho nên, bệnh tật không còn làm mình lên xuống nữa. Mình không sợ hãi bệnh tật. Mình không trốn tránh hay tìm cách áp chế. Mình có khả năng mỉm cười với bệnh tật. Bởi một lẽ bệnh tật giờ đây nếu ập đến với đời mình thì mình biết đó là một dấu hiệu để mình điều chỉnh lại lối sống. Bệnh tật đã không còn ám ảnh mình nữa. Bệnh tật giờ đây đã là tiếng gà gáy buổi sớm mai đánh thức mình khỏi những cơn mê mộng. Bệnh tật giờ đây đã là một tiếng chuông thức tỉnh mình trở về với mình....
Ai ăn gạo lứt muối mè
Ăn rồi hết bệnh như trời sáng trăng
Nhớ là gạo lứt nuôi mà thân ta
Cho ta sức khỏe vươn lên
Tình thương đạm bạc củ rau ngọt ngào*
Hạt mè đen vỡ trắng lòng
Tuy lòng nhỏ bé nuôi người dưỡng sinh
Nhớ ai hiểu ý những lời Tiên Sinh
Vì đời đau bệnh ta thời ăn theo
Không ăn thì bệnh đeo theo
Ăn rồi hết bệnh thì đời sướng vui
Thiên đàng ở tại thân ta**
Để thân đau bệnh ta xa thiên đàng
Ráng ăn cho hết một đời bệnh đau***
Ấp Rạch Kiến,
Xã Thanh Tuyền
Huyện Dầu Tiếng,
Bình Dương
~~Ghi chú của Dạ Lai Hương:
*Tình thương đạm bạc củ rau ngọt ngào
Thường thì người ta hay dùng tính từ "đạm bạc" để nói về một bữa ăn hay là nếp sống. "Đạm bạc" vì vậy có nghĩa là sự đơn giản đôi khi sơ sài. Nhưng ở đây dì Hai dùng "đạm bạc" để nói về tình thương. Phải chăng là để đối lại với "ngọt ngào củ rau" ở vế sau?
Tình thương đạm bạc cũng có thể là những cảm tình giữa người với nhau đôi khi không bằng sự ngọt ngào trong rau củ. Có thể là dì Hai đã trải qua nhiều thăng trầm và không thấy có hạnh phúc trong đời sống của mình. Để rồi khi bắt đầu ăn chay, bắt đầu thực tập nhai kỹ thì dì mới nhận diện được hạnh phúc. Sự ngọt ngào mà mình tìm kiếm nó nằm trong rau củ, nó nằm trong chén cơm của mình. Mình đã trải qua một đời sống thật dài. Và mình đã tìm kiếm hạnh phúc ở bên ngoài mình. Nhưng mình không thấy gì cả. Mình chỉ tiếp nhận những "tình thương đạm bạc". Nhưng rồi khi mình trở về với tự thân, ăn một chén cơm có ý thức, nhai một đọt rau trong ý thức thì sự nhai kỹ đó giúp cho mình nhận diện được hạnh phúc đang có mặt. Mình có khả năng làm ra sự ngọt ngào. Sự ngọt ngào đó nằm ở trong chính mình. Và khi mình nhai kỹ, mình sống chậm, mình tiêu thụ một cách có ý thức thì mình thấy có hạnh phúc...
**Thiên đàng ở tại thân ta
Khi bắt đầu ăn gạo lứt thì dì Hai cũng bắt đầu học chữ. Và tài liệu của dì là những cuốn sách tập đọc, tập viết cơ bản. Rồi chỉ trong một thời gian ngắn dì đã có thể đọc được trôi chảy. Dì bắt đầu tụng kinh. Và dì có khả năng hiểu được những lời Phật dạy. Cái hiểu này đến từ những kinh nghiệm trong đời sống. Dì đã đi qua hết nhưng vì không biết chữ nên không thể viết ra hay ghi lại. Nhưng giờ thì khi học Phật dì học đến đâu thì hiểu đến đó. Cái hiểu này là cái hiểu trực diện, không qua ngôn từ và lý lẽ. Cái hiểu đến từ thực tế đời sống. Kinh dì Hai hay tụng là Kinh Vô Lượng Thọ có khi là Kinh Pháp Hoa, Thủ Lăng Nghiêm, Chú Đại Bi. Có thể là dì đang tu Tịnh Độ cũng như mọi người tức là mong vãng sang về cõi Bụt A Di Đà. Nhưng Tịnh Độ ở đâu? Thiên Đàng ở đâu? Nước chúa ở đâu thì dì đã biết: Tịnh Độ ở tại thân mình.
Thiên đàng ở tại thân ta.
Khi mình còn nhai cơm được thì mình có khả năng tiếp nhận sự sống từ cỏ cây, các loại thực vật để nuôi dưỡng cơ thể. Vì vậy, mình còn nhai được, mình còn có răng để mà nhai thì đó là một điều kiện của hạnh phúc. Mình còn có răng để mà ăn, cơ thể mình còn khỏe, mình còn có thể đi bằng hai chân, mình còn có khả năng tự nấu ăn thì mình đang sống trong thiên đàng. Mình không phải mơ tưởng, tìm cầu về một cõi xa xôi nào đó. Khi thân thể ta mạnh khỏe, ta sống trong thiên đàng. Nhưng rồi khi ta ăn uống, sinh hoạt không điều độ, thân ta sẽ đau, tâm ta sẽ yếu. Ta chỉ có thể nằm một chỗ, không đi đâu được. Khi ta bệnh, những tình cảm tiêu cực phủ kín, nặng trĩu tâm hồn ta. Ta không còn niềm vui được sống. Ta đánh rơi thiên đàng. Ta phải rời xa thiên đàng. Đó là những cái thấy của dì Hai.
Nếu mình tiêu thụ thực phẩm không có ý thức, mình đưa vào thân tâm những dưỡng chất không lành thì mình sẽ rời xa thiên đàng. Để thân đau bệnh ta xa thiên đàng.
***Ráng ăn cho hết một đời bệnh đau
Đây là một câu rất hay. "Ráng ăn" có nghĩa là mình phải nỗ lực thực tập ăn uống một cách có tỉnh thức. Mình phải ăn như thế nào để cảm nhận được chất ngọt trong cơm, trong rau củ. Mình phải nhai thật kỹ như thế nào để có thể tận hưởng được niềm vui sống. Mình nhất quyết là không ăn nhanh cho xong. Mình nhất quyết là không bàn chuyện thế sự trong khi ăn. Chỉ có ăn trong tĩnh lặng, ăn trong ý thức thì mới tiếp nhận được những nguồn năng lượng lành trong thức ăn và môi trường xung quanh.
"Một đời bệnh đau" là nói về một sự thật trong đời người. Ai cũng sẽ phải bệnh. Ai cũng sẽ phải đau. Đó là một sự thật. Không thể tránh khỏi. Dù cho mình có sống lành mạnh, mình có tiêu thụ có ý thức như thế nào đi nữa thì cũng sẽ lúc, có một giai đoạn mình đau yếu. Chống lại bệnh tật là một điều không thể. Cơ thể của con người chịu sự chi phối của thiên nhiên vạn vật. Và vì vậy cho nên tất cả rồi cũng sẽ phải đi đến giai đoạn tàn hoại. Không có gì là có thể tồn tại mãi được. Sự khỏe mạnh của cơ thể mình cũng như vậy. Cho nên mình phải "ráng ăn", mình phải nỗ lực ăn uống một cách có ý thức. Mình phải nhai chậm, nhai kỹ từng miếng ăn. Mình phải sống như thế nào để có thể giảm thiểu đưa vào thân và tâm những thức ăn không lành mạnh. Có như vậy thì mình mới có thể đi "hết một đời khổ đau" một cách thảnh thơi được. Một khi mình đã có ý thức về chuyện ăn uống, mình đã biết tìm tới những thức ăn lành thì bệnh tật (một điều không thể tránh khỏi) sẽ đến với mình trong một mức độ nhẹ nhàng.
Bởi vì mình đã ăn uống một cách có ý thức cho nên khi có dấu hiệu tật bệnh là mình có thể nhận ra. Mình thay đổi cách ăn của mình ngay lập tức. Và vì vậy cho nên, bệnh tật không còn làm mình lên xuống nữa. Mình không sợ hãi bệnh tật. Mình không trốn tránh hay tìm cách áp chế. Mình có khả năng mỉm cười với bệnh tật. Bởi một lẽ bệnh tật giờ đây nếu ập đến với đời mình thì mình biết đó là một dấu hiệu để mình điều chỉnh lại lối sống. Bệnh tật đã không còn ám ảnh mình nữa. Bệnh tật giờ đây đã là tiếng gà gáy buổi sớm mai đánh thức mình khỏi những cơn mê mộng. Bệnh tật giờ đây đã là một tiếng chuông thức tỉnh mình trở về với mình....
No comments:
Post a Comment