(Ngô Thành Nhân – XomGaoLut.info) Thực Dưỡng bao hàm rất nhiều chủ đề như môi sinh, dịch lý, y học, thai giáo v.v… chứ không chỉ xoay quanh đề tài ăn uống tỉnh thức. Nhân ngày Quốc Tế Thiếu Nhi (01-06-2012), xin gửi đến anh chị em gần xa một bài viết thể hiện quan điểm của GS Ohsawa về đề tài nuôi dạy con trẻ.
Đây là bài viết được trích từ Chương 6: Thiết Mộc Chân, đứa con của rau cỏ hoang. Cách dạy con thành vĩ nhân của quyển Dịch Lý và Lịch Sử. Tác phẩm nằm trong tủ sách Thực Dưỡng của Nhà Ohsawa (390 Điện Biên Phủ, P17, Q. Bình Thạnh) vừa được tái bản bởi NXB Thời Đại vào đầu năm nay (2012).
Đây là bài viết được trích từ Chương 6: Thiết Mộc Chân, đứa con của rau cỏ hoang. Cách dạy con thành vĩ nhân của quyển Dịch Lý và Lịch Sử. Tác phẩm nằm trong tủ sách Thực Dưỡng của Nhà Ohsawa (390 Điện Biên Phủ, P17, Q. Bình Thạnh) vừa được tái bản bởi NXB Thời Đại vào đầu năm nay (2012).
Các bạn hãy mở bản đồ thế giới dò xem địa lý Trung Quốc. Ở miền Bắc Mông Cổ có hai con sông là Onon và Keroulen. Sông Keroulen cách Nomonhan [1] hơn 400 km về phía Tây, bắt nguồn từ cao nguyên miền Nam (Mông Cổ) chảy qua vùng đồng bằng phía Đông của Mãn Châu. Sông Onon cách khoảng 400 km về phía Bắc, chảy song song với sông Keroulen, từ cùng một nguồn ở cao nguyên nhưng chảy về thượng lưu sông Hắc Long (Amour) thuộc Liên Xô. Tôi đã nhiều lần theo đường xe lửa xuyên Siberia (Tây Bá Lợi Á) đi qua miền này, thật là một vùng hoang vu bát ngát, khí hậu cực Âm. Trong tháng Giêng, hàn thử biểu thường chỉ 20 độ âm (20 độ dưới 0), có khi 50 độ âm.
Trong một ngôi làng trên cao nguyên có độ cao 1500m này, cách nay khoảng 700 năm có một cậu bé tên là Thiết Mộc Chân (Temüjin) chào đời. Lúc cậu 13 tuổi, cha là tù trưởng bộ lạc Khất Nhan (Kiyad), bị tù trưởng bộ lạc khác đầu độc giết chết. Từ đó cậu phải nếm chịu biết bao gian khổ. Mẹ goá con côi, Thiết Mộc Chân cùng gia quyến trốn chui trốn nhủi hoặc bị tù tội cực khổ vô cùng. Cậu cùng các em làm lụng vất vả giúp mẹ sống qua ngày, thức ăn mỗi bữa chỉ có hạt kê dại, rau cỏ và củ hành hoang. Giữa hoàn cảnh này, nào là cha bị sát hại, cả nhà bị truy lùng bức bách, sống sót nhờ cây cỏ hoang dại đã tôi luyện cậu bé Thiết Mộc Chân ngày sau trở thành một đại vĩ nhân lừng danh Thành Cát Tư Hãn [2] dựng nên một đế quốc thế giới là triều Mông (về sau gọi là “Nguyên” hoặc “Nguyên Mông), thống nhất một vùng lục địa rộng lớn từ Trung Quốc trải dài qua một phần châu Âu, lên tận miền Siberia ở phía Bắc. [3]
Hỡi các bậc cha mẹ trên thế giới! Nếu quý vị muốn “Thiết Mộc Chân” của mình lớn lên trở thành vĩ nhân, thì hãy để chúng chịu qua khổ cực, để tự chúng xông pha trong cảnh lạnh lẽo, đói khát, dập vùi, ăn rau củ hoang để sống. Nhưng vì không chịu học hỏi Trật Tự Vũ Trụ, Chân Lý của trời đất thiên nhiên, do thiếu niềm tin, phần đông quý vị đã làm cho con hư hỏng, và như thế chẳng bao giờ giúp con mình thành bậc vĩ nhân. Đấy chẳng phải do thiếu trình độ học thức, thiếu người giúp đỡ chở che, mà vì quý vị không có quyết tâm dũng khí để con mình leo vượt những dốc cao tuy đầy chông gai cay đắng nhưng là đường dẫn đến chân-thiện-mỹ, bảo đảm một đời sướng vui khoẻ mạnh mà cả mẹ lẫn con xứng đáng liều mình. Mong muốn tột đỉnh của quý vị là cho con mặc ấm, ăn ngon, dù mình phải chịu đủ trăm bề thiếu thốn.
Chính cảnh lạnh lẽo, đói khát, côi cút bơ vơ, tương lai vô định, không có tiền của, khốn khó dập dồn v.v… là những điều kiện thiết yếu để trở thành một bậc vĩ nhân. Tất cả những điều kiện này đều có thể tìm được ở bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu. Trái lại, hiếm khi có được đầy đủ những cảnh làm cho hư thân, hại nhà, mất nước như đũa ngà voi, ba nghìn cung nữ, hồ rượu rừng thịt, gác tía lầu son, học tuồng cao ngạo, ăn chán uống chê, trang phục lộng lẫy.
Điều đáng nói là con người sau khi nhờ cảnh hàn vi, cô đơn, bức hại mà được thành công thường quên ngay những động cơ nguồn gốc Đại Âm này thay vì nhớ ơn mãi mãi. Họ cố sức thu đạt những điều kiện đáng lẽ lánh xa, nghĩa là những điều kiện Tiểu Âm nhằm thoả mãn khoái lạc cảm giác Dương tức là những điều kiện đã làm hư hỏng tiêu vong biết bao cá nhân, chế độ, quốc gia, dân tộc. Những ai lệ thuộc vào những điều kiện Tiểu Âm đều bị ngã rơi, kéo theo gia đình, con cái tụt sâu xuống hố thẳm. Vì vậy, từ ngày có loài người đến nay, lịch sử các nước đã diễn ra biết bao tấn kịch bi hài còn mãi lưu truyền. Thật đáng thương! Con người quả là mê muội, dại khờ! Dù sao, thật thú vị khi thấy những sự kiện này chứng minh rõ Định Lý 11 của Nguyên Lý Vô Song:
Chính cảnh lạnh lẽo, đói khát, côi cút bơ vơ, tương lai vô định, không có tiền của, khốn khó dập dồn v.v… là những điều kiện thiết yếu để trở thành một bậc vĩ nhân. Tất cả những điều kiện này đều có thể tìm được ở bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu. Trái lại, hiếm khi có được đầy đủ những cảnh làm cho hư thân, hại nhà, mất nước như đũa ngà voi, ba nghìn cung nữ, hồ rượu rừng thịt, gác tía lầu son, học tuồng cao ngạo, ăn chán uống chê, trang phục lộng lẫy.
Điều đáng nói là con người sau khi nhờ cảnh hàn vi, cô đơn, bức hại mà được thành công thường quên ngay những động cơ nguồn gốc Đại Âm này thay vì nhớ ơn mãi mãi. Họ cố sức thu đạt những điều kiện đáng lẽ lánh xa, nghĩa là những điều kiện Tiểu Âm nhằm thoả mãn khoái lạc cảm giác Dương tức là những điều kiện đã làm hư hỏng tiêu vong biết bao cá nhân, chế độ, quốc gia, dân tộc. Những ai lệ thuộc vào những điều kiện Tiểu Âm đều bị ngã rơi, kéo theo gia đình, con cái tụt sâu xuống hố thẳm. Vì vậy, từ ngày có loài người đến nay, lịch sử các nước đã diễn ra biết bao tấn kịch bi hài còn mãi lưu truyền. Thật đáng thương! Con người quả là mê muội, dại khờ! Dù sao, thật thú vị khi thấy những sự kiện này chứng minh rõ Định Lý 11 của Nguyên Lý Vô Song:
“Âm đến cực độ thì sinh Dương,
Dương đến cực độ thì sinh Âm.”
Dương đến cực độ thì sinh Âm.”
Thử làm theo lời nguyện “không giữ rịt tiền của” trong nguyên tắc Bất Bạo Động (Ahimsa) của Thánh Gandhi, các bạn sẽ trở thành bậc cha mẹ của một vĩ nhân ngay. Đem tiền bạc cho người nghèo khổ hoặc những ai thật sự cần tới, ban tặng một cách vô tâm, không nghĩ mình đang tạo dựng công đức hay làm từ thiện. Làm được vậy tức là các bạn đã tự mình bước vào con đường hạnh phúc. Việc này là vô cùng tốt lành.
George Ohsawa
:::Nguồn cấp dữ liệu:::
:::Tác phẩm: Dịch lý và lịch sử (NXB Thời Đại, 2012)
:::Tác giả: George Ohsawa (Sakurazawa Nyòichi)
:::Dịch giả: Anh Minh Ngô Thành Nhân, Ngô Ánh Tuyết
:::Ảnh bản đồ: enviroedoutreach.org
:::Ảnh minh hoạ: Dạ Lai Hương
~~~***~~~
:::Ghi chú:::
No comments:
Post a Comment